Rất
nhiều người nhầm lẫn giữa tình trạng da khô và da mất nước, dẫn đến thực hiện sai
cách chăm sóc và lựa chọn sản phẩm không phù hợp. Vì thế, tốt nhất bạn phải biết
phân biệt và xác định chính xác tình trạng da của mình để tìm hướng giải quyết
đúng đắn và hiệu quả.
Da khô
Da khô là gì?
Da khô tự nhiên là loại
da không hoặc giảm sản xuất dầu. Cụ thể là khi da không hoặc giảm sản xuất dầu,
lớp rào cản lipid ( lớp hàng rào ngăn chặn sự mất nước và thất thoát chất giữ ẩm
ra khỏi bề mặt da) bị hư hỏng dần, kết quả da dần mất độ ẩm, hình thành các vết
nứt nhỏ, khiến da dễ khô rát, bong tróc. Đồng thời các vết nứt này cũng khiến
các chất kích thích dễ dàng xâm nhập gây ra hàng loạt các triệu chứng nhạy cảm
như ngứa, mẩn đỏ, dị ứng…
Dấu hiệu nhận biết da khô
Da khô thường có lỗ
chân lông rất nhỏ, không bị mụn, không đổ dầu nhưng ngược lại bề mặt da xuất hiện
nhiều nếp nhăn, không có sự đàn hồi, dễ chùng nhão. Đặc biệt trong những ngày
thời tiết hanh khô, da khô dễ bong tróc, đau rát, ửng đỏ…
Da khô hấp thụ các sản phẩm dưỡng da kém.
Nguyên nhân làm da khô
-
Các yếu tố ngoại sinh: Khí hậu khô hanh, môi trường thiếu
độ ẩm, tác hại của tia cực tím trong ánh nắng, tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy
rửa, chất hoá học…
-
Các yếu tố nội sinh: Di truyền, thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng
của các bệnh lý về da và bệnh lý trong cơ thể như viêm da dị ứng, bệnh vảy nến,
tiểu đường…
Cách điều trị da khô
Căn cứ vào nguyên nhân
gây khô da, cách hiệu quả nhất để giảm thiểu tối ưu và ngăn ngừa các triệu chứng
của tình trạng da khô là sửa chữa hàng rào chất béo (lipid) bị hỏng và ngăn chặn
độ ẩm bị mất bằng cách lựa chọn sản phẩm giàu thành phần dưỡng ẩm để bổ sung
thành phần cho da.
Da khô cần chăm sóc bằng sản phẩm dưỡng ẩm chứa thành phần dầu.
Những thành phần dầu tự
nhiên thích hợp sử dụng với tình trạng da này gồm có: Ceramides,
Linoleic/Linolenic Axit, Linoleic Acid, Tocopheryl Linoleate, Phytosteroll Shea
Butter (dầu bơ), tinh dầu cà rốt, dầu hướng dương, dầu jojoba, dầu hạnh nhân, dầu
olive, dầu hoa trà…
Da mất nước
Da mất nước là gì?
Khác với da khô không sản
xuất dầu, da mất nước vẫn có thể tiết dầu. Điều này tạo ra một loại da hỗn hợp:
nhiều dầu trên vùng chữ T (trán, mũi, cằm) nhưng khô ở vùng hai bên má. Nếu
tình trạng mất nước kéo dài, da thiếu nước sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, dễ dàng
bị kích ứng.
Dấu hiệu nhận biết da mất nước
Da mất nước có lỗ chân
lông to hơn, dễ đổ dầu và nổi mụn. Bề mặt da sần sùi, khô căng, xỉn màu, và dễ
bong tróc trong những ngày tiết trời mùa đông lạnh giá.
Da mất nước hấp thụ kem dưỡng ẩm nhanh.
Nguyên nhân khiến da bị mất nước
Da mất nước xuất hiện
chủ yếu do làm việc thường xuyên trong môi trường thiếu độ ẩm, uống ít nước, chăm
sóc da không đúng cách, lười dưỡng ẩm, sử dụng các loại mỹ phẩm và tẩy trang có
chất tẩy rửa mạnh khiến cho da bị mất nước từ từ và dần trở nên nghiêm trọng.
Cách điều trị da mất nước
Nếu điều trị da khô cần
bổ sung sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần dầu thích hợp để ngăn ngừa sự
thoát nước và sửa chữa hàng rào chất béo thì với da mất nước là phải bổ sung nước để cân bằng hàm lượng dầu – nước trên da.
Hiểu rõ được nguyên tắc
này, bạn mới có thể điều trị hiệu quả cho làn da mất nước, tránh tình trạng tốn
tiền mua những hũ kem dưỡng ẩm chứa nhiều chất dầu mà da vẫn bong tróc, khô rát.
Da mất nước cần dùng sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần giữ nước.
Nên chọn sản phẩm chăm
sóc da chứa thành phần giữ nước như: Glycerin, Glycerol, Butylene Glycol,
Hyaluronic Acid, Lactic Acid... cho da thiếu nước để cân bằng độ ẩm và giữ da
luôn mềm mịn, láng mượt.
Ngoài ra, để hỗ trợ giảm
thiểu tối ưu tình trạng da mất nước, bạn nên kết hợp uống đầy đủ nước (2
lít/ngày), thường xuyên xịt khoáng cấp ẩm cho da, hạn chế tẩy tế bào chết (chỉ
1 lần/tuần) và đặc biệt không được rửa mặt quá nhiều (tốt nhất là 2 lần/ngày
vào sáng và tối).